Món trà chanh giã tay ngon cỡ nào mà người trẻ xếp hàng dài đợi mua?
Vào 14 giờ ngày 3.1, tại sân Bàu Thành (huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã diễn ra buổi họp kỹ thuật vòng loại bảng D, vòng loại khu vực Đông Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025), với sự góp mặt đầy đủ của BTC địa phương, lực lượng giám sát - trọng tài VFF, an ninh, y tế và đại diện của 6 đội bóng.Tại đây, đại diện BTC - nhà báo Quang Tuyến đã chào mừng đội bóng các Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu, Trường ĐH Bình Dương, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, Trường ĐH Lạc Hồng và 2 tân binh Trường CĐ Công nghệ và Quản trị Sonadezi và Trường CĐ Công nghệ quốc tế Lilama 2 bước vào mùa tranh tài thứ 2, nhắc lại thành tích của đội Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai đã đoạt HCV chung cuộc ở vòng chung kết mùa trước.Đồng thời, BTC giải một lần nữa dặn dò các đội bóng có ý thức kiểm tra chặt chẽ tư cách các cầu thủ, bảo đảm là sinh viên chính quy học thật, đá thật theo khẩu hiệu "Chơi đẹp - thắng đẹp - cổ vũ đẹp" của giải đấu.Đại diện địa phương, Phó phòng Văn hóa Thông tin huyện Long Đất, ông Võ Thành Lộc cho biết dù đang bộn bề công việc vì vừa sáp nhập, nhưng UBND huyện Long Đất luôn nỗ lực kết nối, phối hợp tốt với Báo Thanh Niên, đảm bảo chuẩn bị tốt nhất cho vòng loại khu vực Đông Nam bộ."Chúng tôi tự hào sân Bàu Thành rất đẹp, nay càng đẹp hơn nhờ được chăm sóc rất kỹ, mở thêm nhiều hạng mục bổ trợ như khu trải nghiệm để các đội bóng nghỉ trưa, dùng cơm. UBND huyện đã chỉ đạo các lực lượng an ninh, y tế phối hợp chặt chẽ để giải giải diễn ra thuận lợi, sôi nổi"."Trong buổi họp ngày 2.1, UBND huyện Long Đất đã giao cho các lực lượng an ninh bảo đảm an toàn trong và ngoài trận đấu, cũng như khu du lịch Văn hóa Lịch sử Bàu Thành rộng 22 ha, đồng thời phòng y tế kiểm tra chặt chẽ để các đội bóng có thể nghỉ ngơi, ăn uống an toàn".Ngã rẽ bất ngờ của Champions League
Ngoài ra, trên đường CN2 có biển cấm đậu xe cũng bị tán cây sà xuống che khuất, khiến nhiều tài xế rất khó quan sát từ xa.Đề nghị Công ty công viên cây xanh TP.HCM kiểm tra và cho cắt tỉa cành, để đảm bảo an toàn giao thông.Bài vở và hình ảnh cộng tác xin gửi về: bandocvietbtn@gmail.com
Chip Snapdragon 8 Gen 4 mạnh mẽ nhưng có thể 'ngốn' pin
Nguyễn Thanh Tùng là cựu sinh viên Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), hiện đang làm giáo viên IELTS tự do. Thế nhưng, ít ai biết rằng đằng sau thành tích 9.0 IELTS của anh là một quá trình ôn luyện và thi cử kéo dài suốt 10 năm.Lý do Tùng quyết tâm đạt được điểm số cao này không chỉ để khẳng định năng lực của bản thân mà còn là để tạo niềm tin với học viên. "Mình là giáo viên dạy IELTS tự do, nên mình muốn chắc chắn rằng những gì tôi dạy cho học viên đều chính xác. Điểm số 9.0 sẽ là bằng chứng cho sự tin tưởng mà học viên dành cho mình", Tùng chia sẻ.Hành trình của Tùng bắt đầu từ những năm đại học, khi anh quyết định làm quen với kỳ thi IELTS. Lần đầu thi vào năm 2014, Tùng đạt 7.5, một con số không tồi, nhưng không đủ để anh hài lòng. "Mặc dù mình đạt điểm khá cao, nhưng kỹ năng viết (writing) và kỹ năng nói (speaking) vẫn chỉ được 6.5. Và mình phải cải thiện rất nhiều", Tùng nói tiếp.Sau đó, Tùng quyết định tập trung cải thiện hai kỹ năng khó nhằn này. Mất đúng 10 năm, anh mới có thể đạt được điểm số 9.0. "Cải thiện kỹ năng nói và kỹ năng viết là cả một quá trình vất vả. Lần đầu mình thi IELTS, chi phí thi là 3,5 triệu đồng. Những lần sau, chi phí cứ tăng dần lên. Trong suốt thời gian này, mình ước tính đã chi khoảng 80 triệu đồng cho việc thi. Nếu tính thêm chi phí tham gia các lớp học do cựu giám khảo tổ chức online, tổng chi phí rơi vào khoảng 100 triệu đồng", Tùng chia sẻ.Không dừng lại ở việc đi thi, Tùng còn dành nhiều giờ mỗi ngày để luyện tập. Tùng chia sẻ mỗi ngày anh dành ra 5 giờ để luyện kỹ năng nói và 5 giờ tiếp theo để luyện kỹ năng viết. "Có những lúc mệt mỏi, mắt không mở nổi, chỉ muốn bỏ cuộc. Nhưng mình nghĩ đến việc bỏ cuộc thì sẽ làm gương xấu cho học viên, nên lại tự động viên bản thân phải tiếp tục", Tùng chia sẻ.Theo Tùng, một trong những thử thách lớn nhất trong hành trình luyện thi của anh là không có lớp học nào dành riêng cho việc đạt điểm 9.0. "Khi mình chia sẻ mục tiêu đạt 9.0 với các giáo viên, họ đều cho rằng đó là điều bất khả thi. Chính vì vậy, mình quyết định tự học. Trong suốt quá trình ôn luyện, mình phải tự tổ chức lại những kiến thức đã học sao cho dễ áp dụng vào thực tế. Để đạt 8.0, bạn có thể xây dựng một kế hoạch rõ ràng, nhưng để đạt 9.0 thì không ai có thể đưa ra một lộ trình cụ thể. Vì vậy, mình cảm thấy như đang đi trong bóng tối mà không có đèn pin", anh nói.Bên cạnh việc luyện tập truyền thống, Tùng còn ứng dụng công nghệ, đặc biệt là sử dụng AI như ChatGPT để cải thiện kỹ năng viết và nói. "Khi luyện viết, mình nhập câu trả lời vào ChatGPT và nhờ công cụ này đánh giá về ngữ pháp, cách diễn đạt, giúp mình cải thiện câu văn sao cho tự nhiên và mượt mà hơn. Bên cạnh đó, mình còn sử dụng AI để luyện phát âm và ngữ điệu như thu âm phần Speaking và nhận phản hồi về phát âm, ngữ điệu và độ trôi chảy trong bài nói. Việc này giúp mình cải thiện khả năng phản xạ và điều chỉnh phát âm để trở nên tự nhiên hơn", Tùng bộc bạch.Theo Tùng, yếu tố quan trọng nhất để thành công trong việc học tiếng Anh chính là kiên trì và sự chủ động. "Việc luyện tập nhiều là điều kiện cần, nhưng quan trọng hơn là biết phải luyện tập cái gì. Khi luyện đề, bạn không chỉ làm cho xong rồi tra kết quả, mà phải học được điều gì từ mỗi đề thi", anh nói.Tùng chia sẻ một trong những bí quyết để giỏi tiếng Anh của anh là luyện kỹ năng nói nhiều để cải thiện kỹ năng nghe. "Khi bạn luyện kỹ năng nói thường xuyên, bạn sẽ quen với cách phát âm, ngữ điệu và tốc độ nói của người bản xứ. Điều này giúp bạn nghe tốt hơn", Tùng nói.Anh cũng áp dụng phương pháp học viết để cải thiện đọc: "Khi bạn viết nhiều, bạn sẽ quen với cách sử dụng từ vựng học thuật, cấu trúc câu phức tạp và cách trình bày ý tưởng rõ ràng. Điều này giúp bạn đọc hiểu nhanh hơn".Tùng mong rằng câu chuyện của mình sẽ truyền cảm hứng cho các bạn trẻ. Theo Tùng, đừng bao giờ nghĩ rằng đạt IELTS 9.0 là một điều gì đó là quá khó khăn và đừng để những lời nói bên ngoài làm bạn mất niềm tin vào mục tiêu của mình. Nếu bạn thất bại, đừng nản lòng. Hãy đứng dậy và tiếp tục đi.Anh cho biết: "Những lúc mệt mỏi, mình nghĩ đến mục tiêu lớn mà bản thân đang hướng tới và lại tiếp tục ngồi dậy học. Khi học sinh nhìn thấy sự cố gắng của thầy, họ cũng sẽ có động lực để kiên trì hơn trong việc học". Nhìn lại hành trình 10 năm gian nan, Tùng đã chứng minh rằng, với sự kiên trì, phương pháp học đúng đắn và việc áp dụng công nghệ, không gì là không thể.Nguyễn Thị Như Ý, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết bạn rất ngưỡng mộ với sự kiên trì và bền bỉ của Tùng. "Anh ấy là nguồn động lực lớn trong hành trình học tiếng Anh của mình. Những gì anh ấy đã trải qua và đạt được khiến mình cảm thấy tự tin hơn vào khả năng của bản thân và thêm quyết tâm theo đuổi mục tiêu học tập", Ý nói.Hoàng Khánh Linh, giáo viên tiếng Anh tại Trường THCS Linh Trung (TP.HCM), nhận xét rằng sự nỗ lực của Nguyễn Thanh Tùng trong hành trình đạt được IELTS 9.0 là một tấm gương sáng cho quá trình học tập kiên trì và đạt được mục tiêu. Theo chị Linh, điều đáng trân trọng ở Tùng không chỉ là thành tích cá nhân mà còn là sự cống hiến cho học viên của mình. "Tùng đã bỏ ra thời gian, công sức và trải nghiệm để không ngừng hoàn thiện bản thân, đồng thời chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm quý giá với học viên. Điều này khiến tôi rất ngưỡng mộ", chị Linh nói.
Ngày 10.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.Bình Thạnh (TP.HCM) đã ra lệnh bắt khẩn cấp Võ Duy Tân (27 tuổi, quê Tiền Giang, tài xế công nghệ), Võ Văn Long (56 tuổi), Nguyễn Ngọc Long (45 tuổi) và Trần Văn Minh (56 tuổi, cùng ở Q.Bình Thanh, tài xế xe ôm) để điều tra hành vi gây rối trật tự công cộng. Đây là động thái khẩn trương của cơ quan điều tra liên quan vụ TP.HCM: Làm rõ vụ nhiều tài xế hỗn chiến trước Bệnh viện Q.Bình Thạnh, xảy ra hôm qua (ngày 9.1).Theo điều tra ban đầu, khoảng 9 giờ 20 phút ngày 9.1, khi trả và đón khách trước cổng Bệnh viện Q.Bình Thạnh, Tân xảy ra mâu thuẫn, xô xát và dùng dao tấn công Ngọc Long khiến tài xế xe ôm này bị thương ở tay. Sau đó, Tân bỏ đi.20 phút sau, khi thấy Tân quay lại thì Ngọc Long cùng Minh và Văn Long đã dùng hung khí là gậy tre truy đuổi và tấn công Tân để trả đũa. Lúc này, Tân dùng dao chống trả. Vụ hỗn chiến gây náo loạn khu vực cổng bệnh viện, làm nhiều người khiếp sợ.Nhận được tin báo, Công an P.1 cùng các đội nghiệp vụ Công an Q.Bình Thạnh đã truy xét, đưa 4 tài xế nói trên về trụ sở. Tại cơ quan công an, 4 người này khai nhận tham gia vụ hỗn chiến như trên.Xét thấy vụ việc gây ảnh hưởng đến trật tự trước khu vực cổng bệnh viện, cần xử lý nghiêm, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.Bình Thạnh đã ra lệnh bắt khẩn cấp nhóm tài xế trên về hành vi gây rối trật tự công cộng.
Ca sĩ Đức Tuấn tiết lộ mối lương duyên hát nhạc Phạm Duy
Trường quốc tế Nam Mỹ hôm 1.3 được Nhà xuất bản ĐH Oxford (OUP) trực thuộc ĐH Oxford hàng đầu Anh công nhận là Trung tâm khảo thí OxfordAQA đầu tiên ở TP.HCM. Đồng nghĩa, từ năm học 2024-2025, trường được ủy quyền giảng dạy và tổ chức các kỳ thi GCSEs và A-levels quốc tế - là những kỳ thi dùng kết quả để tuyển sinh phổ biến tại Anh cũng như trên thế giới.OxfordAQA là hội đồng khảo thí uy tín, thành lập bởi sự hợp tác giữa OUP và AQA (tổ chức khảo thí tại Anh), hiện được giảng dạy ở hơn 500 trường trên toàn cầu. Theo Trung tâm Công nhận văn bằng Anh (UK NARIC), OxfordAQA, Cambridge International và Pearson Edexcel là những hội đồng khảo thí được công nhận bằng cấp, chứng chỉ tương đương GCSEs và A-levels tại Anh.Trao đổi cùng Thanh Niên bên lề sự kiện, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường quốc tế Nam Mỹ, cho biết với vai trò Trung tâm khảo thí OxfordAQA, học sinh ở trường nói riêng và trong khu vực nói chung có thể dự thi lấy bằng GCSEs và A-levels quốc tế tại miền Nam. Điểm nổi bật là trường không giới hạn phạm vi nội bộ nên các bạn ngoài trường, thậm chí học chương trình khác vẫn có thể đăng ký dự thi nếu đủ điều kiện.Bà Nguyễn Minh Hằng, Quản lý khu vực Đông Nam Á chương trình phổ thông quốc tế Oxford (OUP), cho biết khu vực Đông Nam Á hiện có tổng cộng 50 Trung tâm khảo thí OxfordAQA và con số này tại Việt Nam là 5, trong đó 3 trung tâm là các trường ở Lào Cai, Hà Nội, TP.HCM và hai trung tâm trực thuộc Hội đồng Anh. Tại các trung tâm này, học sinh quốc tế cũng có thể đến dự thi và nhận bằng chứ không chỉ có người Việt.Ngoài ra, nhiều trường quốc tế khác tại Việt Nam cũng đang giảng dạy chương trình hoặc một số môn học của OxfordAQA, song chưa đáp ứng được các tiêu chí kiểm định để trở thành trung tâm khảo thí trực thuộc, bà Hằng lưu ý.Chia sẻ thêm về chương trình giảng dạy, bà Hằng cho hay đơn vị luôn cập nhật học liệu mỗi 5 năm, và mới đây nhất là đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào bài học từ lớp 1 tới lớp 12. Một điểm đáng chú ý khác là trong những giáo trình của OUP, ngoài tài liệu giấy và bài tập trực tuyến, nhà xuất bản còn dùng AI để sản xuất câu hỏi tùy biến (adaptive question) dựa trên năng lực thực tế của học trò, từ đó cá nhân hóa việc dạy học tốt hơn."Điều này cũng giúp các bạn chủ động học tập hơn thay vì chỉ trông chờ bài tập từ thầy cô phát xuống", bà Hằng nhận định.Phát biểu trực tuyến, ông Tom Galvin, Trưởng bộ phận quản lý chất lượng OxfordAQA, cho biết chứng chỉ GCSEs quốc tế của đơn vị được thiết kế cho học sinh tuổi từ 14 - 16, còn bằng A-level dành cho các bạn tuổi từ 16 - 18. Điểm đặc biệt của các văn bằng này là được hơn 700 trường ĐH ở các nước châu Á, châu Âu, khu vực Bắc Mỹ, Úc... và tất cả các trường ĐH tại Anh chấp nhận dùng để tuyển sinh.Còn tại Việt Nam, học sinh có thể dùng A-level để ứng tuyển vào các trường hàng đầu: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ngoài ra, học sinh cũng có thể nộp đơn vào các đơn vị có yếu tố quốc tế, chẳng hạn như Trường ĐH VinUni (Hà Nội), Anh Quốc Việt Nam (Hà Nội), Việt Đức (TP.HCM), RMIT (TP.HCM)...